Nav view search

Navigation

Search

Cập nhật thông số kỹ thuật

 

Mỗi cầu đều có thông số kỹ thuật riêng, bao gồm những thông tin sau:

Người sử dụng lựa chọn tab làm việc [Thông số KT].

Hình 1: Màn hình hiển thị [Thông số kỹ thuật]. 

   Tiến hành thay đổi thông tin trong các mục (nếu có). Cụ thể:

  • Số làn trên cầu: dữ liệu số nguyên ghi số làn xe cơ giới chạy trên mặt cầu. VD:

Số làn xe cơ giới trên cầu là 2

  • Số làn dưới cầu: Là dữ liệu số nguyên, ghi số làn xe cơ giới đường bộ chạy phía dưới cầu khi vượt qua tuyến đường bộ và các chướng ngại vật khác. Trường hợp dưới cầu không có làn xe chạy ghi là số “0”.

 

Ví dụ minh họa số làn dưới cầu là 4 

  • Tải trọng thiết kế: là tên loại tải trọng thiết kế được sử dụng khi thiết kế cầu, cách ghi tải trọng thiết kế được chuẩn hóa theo quy định của Bộ GTVT như sau: 

Tải trọng thiết kế

Tải trọng thiết kế

H30-XB80

HL93

H30

H10-X60

H18-XB80

H10-X40

H18-X60

H8-X30

H18

HS25-44

H13-X60

HS20-44

H13

HS18-44

        

  • Dải phân cách giữa cầu: Là bộ phận của cầu mà xe không chạy trên đó dùng để phân chia mặt cầu thành 2 chiều xe chạy riêng biệt, để ngăn cách giữa làn xe cơ giới và làn bộ hành hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều giao thông. Dải phân cách được chuẩn hóa làm 3 loại danh sách chọn bao gồm:

        - Cố định: Là giải phân cách có vị trí cố định trên làn đường xe chạy. Dải phân cách có thể có dạng là bó vỉa bên trong đổ đất trồng cây, lan can phòng hộ cứng xây cố định trên mặt đường, hoặc có dạng một dải đất xen kẹp giữa các phần xe chạy.

        - Mềm: Là dải phân cách có thể di chuyển theo bề rộng trên mặt đường được tạo bởi các cột, cục bê tông, nhựa composite bên trong có thể đổ cát hoặc nước xếp liền nhau hoặc có các ống thép xuyên qua tạo thành hệ thống lan can trên mặt đường.

        - Không có dải phân cách.

Loại 1: Phân cách cố định

Loại 2: Phân cách di động

Loại 3: Không có dải phân cách

 

  • Lưu lượng xe: Lưu lượng xe qua cầu lấy từ số liệu đếm xe thực tại cầu hoặc tính toán nội suy từ số liệu đếm xe ở các trạm đếm xe trong khu vực
  •  Năm tính lưu lượng xe: là dữ liệu dạng số ghi lại năm tính lưu lượng xe. (VD: 2010).
  • Yêu cầu thông thuyền: Là dữ liệu mô tả việc có hay không có yêu cầu phải thông thuyền dưới cầu. Theo danh sách chọn có 2 trường hợp:

    - Có: Đối với cầu có thông thuyền.

    - Không: Đối với cầu không áp dụng thông thuyền hoặc không có đường thủy phía dưới cầu.

  • Năm khai thác: dữ liệu số, gồm 4 chữ số ghi lại năm đưa vào khai thác.

Ví dụ:

Cách nhập

Cầu Kênh, Km15+874 QL8B, xây dựng hoàn thành xong, đưa vào khai thác năm 2001

Nhập số 2001

  • Vận tốc khai thác: 

    Là dữ liệu số, ghi vận tốc tối đa được phép khi qua cầu. Đơn vị tính vận tốc khai thác là km/h. Trường hợp đối với cầu không hạn chế tốc độ thì dữ liệu Vận tốc khai thác lấy theo vận tốc quy định của đoạn tuyến.

  • Tổng chiều dài:  Là dữ liệu số ghi chiều dài cầu, đơn vị tính bằng mét và lấy 01 số sau dấu phẩy. Tổng chiều dài là chiều dài theo phương dọc cầu tính từ điểm cuối của hai đuôi mố (đuôi tường cánh), đo theo phương vuông góc với tim đường xe chạy trên cầu. Dữ liệu chiều dài cầu xác định từ hồ sơ hoàn công, trong trường hợp không còn hồ sơ hoàn công thì đo thực tế tại hiện trường.

Ví dụ đo chiều dài cầu (1)

  • Tổng chiều rộng: 

    Là dữ liệu số ghi  tổng chiều rộng của toàn bộ mặt cầu chiếm chỗ theo phương ngang kể cả phần bộ hành, lan can và các công trình phụ trợ khác trên cầu. Số đo này lấy 1 chữ số thập phân, đơn vị đo là mét.

Ví dụ:

Cách nhập

- Cầu có các kích thước chiều rộng:

+ Bề rộng phần xe chạy: 7m

+ Bề rộng lề người đi bộ ở hai bên: 2*1m =2m

+ Bề rộng lan can ở hai bên: 2*0.5m =1m

+ Bề rộng mép bê tông chân lan can ở hai bên: 2*0.05m =0.1m

+ Biển báo hiệu, công trình phụ trợ ở hai bên trái, phải cầu: 2*0.05m = 0.1m

Tổng chiều rộng: 7+2+1+0.1+0.1+0.1= 10.3m

Nhập số 10.3

  • Sơ đồ nhịp: 

    Là dữ liệu thể hiện sơ đồ bố trí chiều dài các nhịp theo chiều từ đầu cầu đến cuối cầu. Chiều dài nhịp được tính là mét, lấy 01 số sau dấu phẩy. Sơ đồ nhịp được tự động thể hiện sau khi nhập thông tin từng nhịp trong phần thông tin kết cấu nhịp.

  • Chiều dài vòng tránh: Là dữ liệu số ghi chiều dài đường vòng tránh làm tròn đến km. Chiều dài vòng tránh là quãng đường các phường tiện phải đi thêm khi phải đi qua tuyến tránh mà không qua được cầu khi có sự cố hoặc các hoạt động sửa chữa tăng cường cần cấm phương qua cầu.

 

  • Số lượng nhịp: 

    Là dữ liệu số nguyên, ghi tổng số nhịp của cầu.

Ví dụ:

Cách nhập 

- Cầu Xương Giang, Km117+915 QL1 gồm có 5 nhịp dầm hộp liên tục, chiều dài các nhịp là:

Nhịp N1, N5: 45m

Nhịp N2, N4: 55m

Nhịp N3: 90m

Nhập số 5

  • Chiều dài nhịp dài nhất: 

    Là dữ liệu số ghi chiều dài của nhịp dài nhất cầu. Dữ liệu này làm tròn đến 1 chữ số thập phân, đơn vị đo là mét. Chiều dài lớn nhất được xác định theo hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công. Trong trường hợp không có hồ sơ thì đo trược tiếp tại hiện trường. Chiều dài này được đo từ khoảng cách giữa 2 tim khe co giãn hai đầu nhịp dài nhất, hoặc là khoảng cách giữa tim 2 trụ hoặc mố và đo theo phương vuông góc với đường tim cầu.

 

Ví dụ:

Cách nhập

- Cầu Xương Giang, Km117+915 QL1 gồm có 5 nhịp dầm hộp liên tục, chiều dài các nhịp là:

Nhịp N1, N5: 45m

Nhịp N2, N4: 55m

Nhịp N3: 90m

Nhập số 90.0

  • Tổng chiều dài nhịp: 

    Là dữ liệu số ghi tổng chiều dài của các nhịp cầu. Số đo này lấy 1 chữ số thập phân, đơn vị đo là mét.

    Xác định theo hồ sơ thiết kế hoặc hoàn công. Trong trường hợp không có hồ sơ thì đo trược tiếp tại hiện trường khoảng cách cách giữa hai khe co giãn trên hai mố dọc theo tim cầu.

Ví dụ:

Cách nhập

- Cầu Xương Giang, Km117+915 QL1 gồm có 5 nhịp dầm hộp liên tục, chiều dài các nhịp là:

Nhịp N1, N5: 45m

Nhịp N2, N4: 55m

Nhịp N3: 90m

Tổng chiều dài: 2*45m+2*55m+90m= 290m

Nhập số 290.0

  • Bề rộng xe chạy:

Là dữ liệu số ghi tổng bề rộng xe chạy trên cầu. Số đo này lấy 1 chữ số thập phân, đơn vị đo là mét.

Xem ví dụ hình 16, bề rộng xe chạy là: 2 m+ 3.5 m + 3.5 m + 2 m = 11 m.

 

  • Bề rộng bộ hành: 

    Là dữ liệu số ghi tổng bề rộng lề bộ hành của cả hai bên trái và bên phải cầu. Số đo này lấy 1 chữ số thập phân, đơn vị đo là mét

Ví dụ:

Cách nhập

Bề rộng lề bộ hành của cầu:

+ Bên trái: không có; bên phải 1.5m

+ Bên trái: 1m; bên phải 1m

+ Bên trái: không có; bên phải: không có

 

1.5

2.0

0

  • Bề rộng bản mặt cầu: Là dữ liệu số ghi bề rộng của kết cấu bản mặt cầu, tính từ mép ngoài cùng của bản. Số đo này lấy 1 chữ số thập phân, đơn vị đo là mét

Hình Ví dụ tính bề rộng cầu

                                                                      (1): Bề rộng xe chạy

                                                                      (2): Bề rộng bản

                                                                      (3): Bề rộng đường bộ hành

  • Khổ giới hạn ngang: Là khoảng không gian trống không có chướng ngại theo phương ngang cầu lớn nhất dành cho các phương tiện qua lại trên cầu. Số đo này lấy 2 chữ số thập phân, đơn vị đo là mét.

Hình : Mô tả cách xác định khổ giới hạn ngang trên cầu.

 

  • Khổ giới hạn trên: Là dữ liệu số ghi kích thước giới hạn của khoảng không gian trống không có chướng ngại theo phương đứng dành cho các phương tiện (kể cả hàng hóa) qua lại trên cầu được an toàn. Áp dụng cho các loại cầu giàn, vòm có đường xe chạy dưới và có thanh biên trên hoặc các loại cầu khác nhưng có kết cấu phía trên đường xe chạy. Số đo này lấy 2 chữ số thập phân, đơn vị đo là mét. Trường hợp không có kết cấu phần trên hạn chế tồn tại trên mặt đường của cầu thì bỏ trống không khai báo
  • Khổ giới hạn dưới:Là dữ liệu số ghi kích thước giới hạn của khoảng không gian trống không có chướng ngại theo phương đứng dành cho các phương tiện (kể cả hàng hóa) qua lại dưới cầu qua được an toàn. Áp dụng cho các cầu vượt qua các tuyến đường bộ, đường sắt. Số đo này lấy 2 chữ số thập phân, đơn vị đo là mét.

Khổ giới hạn dưới là 9.52 m.

Khổ giới hạn dưới là 10.46 m.

Hình : Ví dụ về khổ giới hạn dưới

  • Cao độ đỉnh mố thấp nhất: 

    Là cao độ tại vị trí của đỉnh mố thấp nhất của cầu, cao độ này được lấy từ mốc cao độ giả định hoặc cao độ lấy theo hồ sơ hoàn công đối với cầu mới hoàn thành phục vụ công tác quản lý, theo dõi khai thác cầu. Số đo này lấy 3 chữ số thập phân, đơn vị đo là mét.  

  • Góc chéo: Là dữ liệu số ghi giá trị góc giữa đường tim của gối đỡ và đường thẳng vuông góc với tim đường. Nếu có bản vẽ hoàn công mặt bằng cầu, góc này có thể đo trực tiếp trên bản vẽ. Nếu không có bản vẽ mặt bằng, đo trực tiếp ngoài hiện trường nếu có thể. Nếu cầu cong, hoặc đường tim cầu gãy khúc thì ghi vào giá trị góc trung bình nếu đo được, nếu không thì chọn là không áp dụng

Là số nguyên gồm 2 chữ số, đơn vị đo là độ.

Ví dụ:

Cách nhập

Cầu chéo có góc giữa tim của gối và đường thẳng vuông góc với tim đường là: 450

45

 

  • Khổ thông thuyền đứng: 

    Là dữ liệu số ghi chiều cao tĩnh không dưới kết cấu cầu cho phép thuyền bè qua lại an toàn tính từ mực nước thông thuyền do Cục đường sông Việt Nam hoặc Cục Hàng hải Việt nam quy định.

     Lấy theo hồ sơ thiết kế, dữ liệu dạng số thập phân đơn vị đo là mét. Trong trường hợp không có hồ sơ thiết kế lấy theo quy định của Cục đường sông Việt Nam hoặc cục Hàng hải Việt nam cho đoạn sông đó.

    Trong trường hợp cầu ko có thông thuyền không cần nhập dữ liệu này.

  • Khổ thông thuyền ngang: 

    Là dữ liệu số ghi bề rộng tĩnh không dưới kết cấu cầu cho phép thuyền bè qua lại an toàn do Cục đường sông Việt Nam hoặc Cục Hàng hải Việt nam quy định.

    Lấy theo hồ sơ thiết kế, dữ liệu dạng số thập phân đơn vị đo là mét. Trong trường hợp không có hồ sơ thiết kế lấy theo quy định của Cục đường sông Việt Nam hoặc cục Hàng hải Việt nam cho đoạn sông đó.

    Trong trường hợp cầu ko có thông thuyền không cần nhập dữ liệu này.

 

 

 

Ví dụ: Tại nhịp thông thuyền, khổ thông thuyền được tính từ mực nước thông thuyền, khổ thông thuyền đứng là 9m, ngang là 60m . (Đơn vị trong bản vẽ là mm)

Hình Ví dụ khổ thông thuyền